Kỹ thuật trồng mía cho năng suất và độ đường cao

ky-thuat-trong-mia

Mía là loại cây trồng nhiệt đới, được xem là một loại thức quả giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng. Từ lâu cây mía vốn là cây trồng giúp bà con nông dân thoát nghèo vì lợi nhuận kinh tế mang lại. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng mía làm sao để đạt được năng suất và độ đường cao thì hầu hết dựa theo kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về kỹ thuật trồng mía

GIỐNG MÍA

Tùy vào thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng mà chọn giống mía trồng phù hợp. Hiện nay, có một số giống mía phổ biến như VN 84-4137, VN 84-422, ROC 10, ROC 16, K 84-200, F156, F157,…

Danh-sach-cay-mia-giong-tung-vung

Danh sách cây mía giống từng vùng

KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

Thời vụ

Do khí hậu Việt Nam phân hóa rõ rệt từ Bắc đến Nam nên mỗi khu vực có thời vụ khác nhau. Tuy nhiên, mía đều được trồng 2 vụ trong năm gồm vụ chính và vụ phụ.

Miền Bắc: Thường có 2 vụ chính: vụ đông xuân ( tháng 11 đến tháng 3) và vụ thu xuống giống vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

Tây Nguyên: Vụ mía bắt đầu vào mùa mưa ( tháng 4 đến tháng 6) còn đối với những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới thì bà con có thể trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Đông Nam Bộ: Bắt đầu mùa vụ vào tháng 5 đến tháng 6 và thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa thường bắt đầu trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.

Vùng Tây Nam Bộ: Do đặc thù có mùa mưa kéo dài, nên vụ mùa chính thường bắt đầu vào tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

Ky-thuat-trong-mia-cho-nang-suat-cao

Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao

Mật độ trồng

Tùy vào chất lượng thổ nhưỡng và khí hậu mà mật độ trồng khác nhau. Thông thường hàng cách hàng từ 1-1.2m, số cây trồng từ 90.000-120.000 cây/ha

Làm đất trồng mía

Đất trồng có pH trung tính, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Đất phải được cày sâu ít nhất 30cm, đất được làm tơi xốp và đánh rãnh sâu 25cm trước khi xuống giống.

Lam-dat-toi-xop-truoc-khi-xuong-giong

Làm đất tơi xốp trước khi xuống giống

Chuẩn bị giống

Giống mía được chọn từ các ruộng mía thuần chủng, có độ tuổi từ 8-10 tháng. Đối với các ruộng trên 10 tháng, cần phải cắt ngọn 1 tuần trước khi trồng để kích thích các mắt mía phát triển. Chặt mía thành từng hom với mỗi 3-4 mắt/hom để trồng.

Hom-mia-làm-giong

Hom mía làm giống

Phân bón

Lượng phân bón cho mỗi hecta

  • 10 đến 20 tấn phân chuồng.
  • 160-200 kg N        tương đương       350-450 kg urê
  • 100-200 kg P2Otương đương       500-1000 kg lân Văn Điển
  • 160-200 kg K2O   tương đương      320-400 kg kali Clorua
  • 100-1500kg vôi bột bón ruộng.
  • 25-30 kg thuốc trừ sâu bột hạt loại Basudin 10H hoặc Padan 3H.

Cách bón và thời kỳ bón

  • Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + toàn bộ lượng thuốc sâu bột hạt cần bón và một nửa lượng phân Kali với 1/3 lượng phân đạm. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.
  • Bón thúc:
  • Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) bón 1/3 lượng phân đạm cần bón. Bón cách gốc 3-5cm kết hợp với xới xáo và vun gốc.
  • Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng) bón lượng phân đạm và Kali còn lại cách bón như bón lần 1.

Lưu ý: Ngừng bón phân trước thu hoạch 6 tháng để không ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của nguyên liệu.

Chăm sóc

Làm cỏ cho mía con

Bón phân kèm theo xới gốc

Dặm mía vào các hom không mọc

Mía non dưới 4 tháng tuổi, nếu bị sâu đục thân có thể dùng panda 95SP liều dùng 1kg/ha để trị

Mía trên 5 tháng, không nên phun trực tiếp thuốc BVTV lên thân

Sau-duc-than-cay-mia

Sâu đục thân cây mía

CÁCH TƯỚI NƯỚC TRONG KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

Giai đoạn mía nảy mầm: Tưới 4 lần/ tháng.

Giai đoạn đẻ nhánh: 2-3 lần/tháng.

Giai đoạn làm lóng: 1-2 lần/tháng.

Khi mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

THU HOẠCH MÍA

Nếu màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.

Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn.

Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

Nguồn: Trang trại Trúc Lâm Phát

Bài viết tham khảo

Kỹ thuật trồng lấy quả tầm bóp cho năng suất cao

Cách trồng nha đam cho lá to bạn nên biết

Các bệnh của cây nha đam và cách chữa hiệu quả

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập